Cách chào của người Nhật có gì đặc biệt?

Văn hóa Nhật Bản

Tìm hiểu về cách chào của người Nhật rất cần thiết khi bạn đến thăm đất nước này hoặc trò chuyện, làm việc với người bản xứ. Chào hỏi đúng cách thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa của Nhật Bản, nơi mà việc tuân thủ các nghi thức giao tiếp phù hợp được đặt lên hàng đầu.

Tiếp theo các bài viết về con người, văn hóa ăn uống của Nhật Bản, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách chào của người Nhật có gì đặc biệt nhé. 

Trước khi tìm hiểu về cách chào của người Nhật, hãy cùng xem qua một số lời chào phổ biến

Ohayou Gozaimasu (Chào buổi sáng)

Nếu bạn đang nói chuyện với một người bạn hoặc trong môi trường giao tiếp bình thường, bạn có thể sử dụng từ ohayou (おはよう) để chào buổi sáng. Tuy nhiên, nếu bạn đang trên đường vào văn phòng và gặp sếp hoặc người giám sát khác, bạn nên sử dụng ohayou gozaimasu (おはようございます), đây là một lời chào trang trọng hơn.

Konichiwa (Chào buổi chiều)

Mặc dù nhiều người đôi khi nghĩ rằng từ konnichiwa (こんばんは) là một lời chào thông thường được sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng thực tế nó có nghĩa là “buổi chiều tốt lành”. Ngày nay, đó là một lời chào phổ biến được sử dụng bởi bất kỳ ai, nhưng nó có thể là một phần của lời chào trang trọng hơn: Konnichi wa gokiken ikaga desu ka? (今日 は ご 機 嫌 いかがですか?). Cụm từ này dịch thoát có nghĩa là “Hôm nay bạn cảm thấy thế nào?”

Konbanwa (Chào buổi tối)

Konbanwa (こんばんは) là cách chào mà bạn có thể sử dụng trong giao tiếp với tất cả mọi người, mặc dù nó cũng có thể được sử dụng như một phần của lời chào trang trọng hơn.

Oyasuminasai (Chúc ngủ ngon)

Không giống như chúc ai đó một buổi sáng hoặc buổi tối tốt lành, nói “Chúc ngủ ngon” trong tiếng Nhật không được coi là một lời chào. Thay vào đó, bạn sẽ nói oyasuminasai (おやすみなさい) với ai đó trước khi đi ngủ. Oyasumi (おやすみ) cũng có thể được sử dụng với ý nghĩa tương tự.

Sayonara (Tạm biệt) hoặc Dewa Mata (Hẹn gặp lại)

Người Nhật có một số cụm từ để nói tạm biệt và chúng đều được sử dụng trong các tình huống khác nhau. Sayounara (さようなら) hoặc sayonara (さよなら) là hai dạng phổ biến nhất. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ sử dụng chúng khi chia tay người mà bạn sẽ không gặp lại trong một thời gian.

Nếu bạn vừa tan sở và tạm biệt bạn đồng nghiệp, bạn sẽ sử dụng từ ittekimasu (いってきます) để thay thế.

Cụm từ dewa mata (ではまた) cũng thường được sử dụng rất trang trọng. Nó tương tự như nói “Hẹn gặp lại”. Bạn cũng có thể nói với bạn bè rằng bạn sẽ gặp họ vào ngày mai bằng cụm từ mata ashita (また 明日).

Cách chào của người Nhật rất được xem trọng, bởi thế đây là một trong những điều đầu tiên bạn cần học khi muốn du học, làm việc tại Nhật hoặc hợp tác với các công ty Nhật.

Tư thế chào của người Nhật

Nói đến cách chào của người Nhật, tất nhiên không thể bỏ qua tư thế chào, phổ biến nhất là cúi chào. 

Biết khi nào nên cúi chào ở Nhật Bản và cách cúi chào phù hợp có thể khiến những du khách hoặc du học sinh lần đầu đến đây gặp khó khăn, đặc biệt là vì cúi chào không phổ biến ở nhiều nước. Tuy nhiên, cúi chào là điều quá quen thuộc đối với người Nhật – những người đã được học về các phép xã giao quan trọng từ khi còn rất nhỏ.

Cúi đầu đúng cách đối với từng tình huống trong cuộc sống hoặc công việc là rất quan trọng để thành công. Việc thực hiện không đúng có thể khiến thỏa thuận kinh doanh bị trục trặc, báo hiệu sự kém cỏi hoặc tạo ra một tình huống khó xử dẫn đến “mất mặt”. Vì lí do này mà các công ty Nhật Bản thường tổ chức các buổi học về nghi thức chào hỏi cho nhân viên của họ.

Lý do Người Nhật cúi chào

Cúi chào không chỉ được sử dụng để chào hỏi và nói lời chào ở Nhật Bản. Bạn cũng nên cúi đầu khi cần:

  - Thể hiện sự tôn trọng;
  - Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc;
  - Nói lời tạm biệt;
  - Đưa ra lời xin lỗi;
  - Nói với ai đó lời chúc mừng;
  - Bày tỏ sự cảm thông;
  - Thể hiện sự đánh giá cao;
  - Bắt đầu một buổi lễ trang trọng;
  - Bắt đầu một buổi đào tạo;
  - Khi ra vào võ đường

Một số quy tắc chung áp dụng cho việc cúi chào trong văn hóa Nhật Bản

Vào những dịp bình thường

Vào những dịp bình thường như các cuộc gặp gỡ vô tình trên đường đi, người Nhật thường cúi chào và uốn cong eo không quá 15 độ. Hình thức cúi chào này được sử dụng giữa tất cả mọi người và thường đi kèm với một số từ chào, chẳng hạn như おはようございます (ohayō gozaimasu) vào buổi sáng, hoặc sau giờ làm việc おつかれさまでした (otsukaresama deshita).

Vào những dịp trang trọng

Một cái cúi đầu trang trọng hơn yêu cầu uốn cong cơ thể 30 độ. Cách chào này của người Nhật được sử dụng đối với những người cao niên hoặc trong các tình huống để chào những người mà bạn phục vụ trong công việc, chẳng hạn như khách hàng.

Vào những dịp đặc biệt quan trọng

Cách chào của người Nhật yêu cầu cúi đầu từ 45 độ trở lên được thực hiện trong những dịp trang trọng nhất, ví dụ, khi cần phải nói lời xin lỗi chân thành hoặc thể hiện sự tôn trọng sâu sắc. Lúc này, cần giữ tư thế cúi đầu lâu hơn. Kiểu cúi đầu này bạn có thể thấy ở các tập đoàn, nơi các nhà quản lý cúi đầu thật sâu trước mặt cấp trên của họ. Uốn cong cơ thể 70 độ chỉ có thể được nhìn thấy trong các tình huống khi một công ty xin lỗi công khai vì đã gây ra rắc rối cho xã hội.

Cúi chào cũng có thể được thực hiện ở tư thế ngồi, được gọi là 星座 seiritsu, và tư thế đứng, được gọi là 正立 seiritsu. Vị trí tùy thuộc vào từng tình huống. Ví dụ, geisha có thể gặp khách ở 旅館 (ryokan – nhà nghỉ kiểu Nhật) khi đang ngồi trên sàn.

Khi cúi chào, cần chú ý giữ lưng thẳng, hai chân chụm vào nhau khi đứng và đầu ở cùng một góc với cơ thể, mắt nhìn xuống. Nam giới nên nắm tay ở hai bên và phụ nữ chạm nhẹ hai tay trước mặt. Thông thường, tư thế cúi đầu phải được giữ trong hai hoặc nhiều nhất là ba giây.

Những điều không nên làm trong cách chào của người Nhật

Đừng chắp tay trước ngực. Có nhiều người mắc lỗi phổ biến là chắp tay trong tư thế cầu nguyện, trong khi đúng ra là để tay ở hai bên người của bạn.

Đừng quên hướng mắt xuống khi bạn cúi đầu thấp hơn. Đó là dấu hiệu của sự tôn trọng.

Đừng cúi đầu quá sâu trong những tình huống thông thường như cúi đầu chào tài xế taxi sau khi ra khỏi xe, bởi điều này có vẻ như bạn đang chế giễu văn hóa cúi chào và trông bạn thật ngớ ngẩn.

Việc cúi chào ở Nhật Bản bắt nguồn từ đâu?

Có lẽ việc cúi chào ở Nhật Bản bắt đầu từ thời Asuka và Nara (538-794), khi Phật giáo Trung Quốc du nhập vào đất nước này, đặc biệt là tập tục cúi đầu trước các bức tượng thiêng của Phật giáo.

Theo những lời dạy đó, cúi chào là sự phản ánh trực tiếp địa vị – nếu bạn gặp một người có địa vị xã hội cao hơn, bạn sẽ tự đặt mình vào vị trí thấp hơn hơn khi cúi chào, để chứng minh rằng bạn không có bất kỳ ác ý nào đối với họ.

Sau đó, sau thời kỳ Edo, thường dân cũng thích nghi với cách cúi chào, và nó được sử dụng để phân biệt giữa các tầng lớp dân cư. Ngày nay, cúi chào vẫn được thực hiện để thể hiện sự tôn trọng, hợp tác và khiêm tốn.

Phép xã giao và cách cư xử rất được coi trọng trong xã hội và văn hóa Nhật Bản. Cho dù bạn là khách du lịch, du học sinh hay công nhân, một trong những bước đầu tiên để sống ở Nhật Bản là làm quen với ngôn ngữ và văn hóa. Bây giờ bạn đã học được một số cách chào của người Nhật, hãy nhớ sử dụng chúng phù hợp trong những dịp khác nhau nhé.

Trâm Nguyễn

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ MIỄN PHÍ

Để được tư vấn và cung cấp các thông tin du học Nhật Bản mới Nhất, đừng ngần ngại liên hệ với Minori Education.

MINORI EDUCATION – minori.edu@gmail.com

Văn hóa Nhật Bản
Minori Education
PAGE TOP