Du học Nhật Bản 2023: Điều kiện, chi phí, học bổng, quy trình mới nhất

DU HỌC NHẬT BẢN 2022 – 2023

ĐIỀU KIỆN, CHI PHÍ, HỌC BỔNG, QUY TRÌNH MỚI NHẤT

Hiện nay, cùng với nhận thức về xu hướng toàn cầu hóa, ngày càng đông đảo các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam lựa chọn con đường du học nhằm nâng cao kiến thức và trình độ, cũng như tìm kiếm cho mình cơ hội việc làm với mức thu nhập cực kỳ tốt.

Theo thống kê của Cục Hợp tác quốc tế – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam là nước đứng thứ 8 trong top 10 nước có số lượng du học sinh nhiều nhất thế giới với gần 190,000 người hiện đang học tập và nghiên cứu tại nước ngoài. Trong đó số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là khoảng 38,000 người. Chứng tỏ rằng sức hút của du học các nước nói chung và Du học Nhật Bản nói riêng là vô cùng lớn.

Nếu bạn đang trong bước đầu tìm hiểu về con đường du học tại vùng đất mặt trời mọc này thì cẩm nang được cập nhật và chắt lọc kỹ càng dưới đây của Minori Education sẽ giúp bạn nắm rõ được các thông tin mới nhất và căn bản nhất về Du học Nhật Bản 2022 – 2023.

PHẦN 1

DU HỌC NHẬT BẢN LÀ GÌ?

Du học Nhật Bản là việc tham gia chương trình học của các cấp bậc (nghề, cao đẳng, đại học,…) ở đất nước Nhật Bản – 日本 (phiên âm tiếng Nhật là “Nihon” hoặc “Nippon”) nhằm mục đích nâng cao kiến thức và trình độ về ngành nghề đã lựa chọn để phục vụ cho nhu cầu phát triển của bản thân hoặc để đáp ứng yêu cầu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi mình công tác.

Có 4 hình thức chính quy và phổ biến để tham gia chương trình Du học Nhật Bản như sau:

1. Du học Nhật Bản theo chương trình trao đổi sinh viên

Là hình thức Du học Nhật Bản thông qua chương trình phái cử sinh viên có thành tích học tập – rèn luyện xuất sắc giữa 2 trường Đại học có hợp tác về liên kết đào tạo. Chính vì vậy, trong thời gian trao đổi tại trường Nhật thì sẽ được đào tạo theo học phần tương đương của ngành đã chọn.

2. Du học ngắn hạn Nhật Bản

Hình thức du học này có nét tương đồng với chương trình trao đổi sinh viên – dành cho sinh viên hiện đang học tại 1 trường Đại học tại Việt Nam hoặc người đang làm việc muốn tận dụng kỳ nghỉ dài của mình. Tuy nhiên sinh viên sẽ được học ngôn ngữ và trải nghiệm văn hóa tại nước Nhật mà không hướng đến mục đích cấp bằng hoặc chứng chỉ.

3. Du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản

Đây là hình thức du học đặc biệt chỉ dành riêng cho sinh viên có năng lực học tập – rèn luyện nổi bật cũng như phẩm chất đạo đức vô cùng tốt. Để có thể đăng ký và đạt được học bổng từ Chính phủ Nhật Bản thì đòi hỏi sinh viên phải có đủ điều kiện và năng lực thật sự xuất sắc.

4. Du học Nhật Bản hệ vừa học vừa làm

Là hình thức du học cho phép du học sinh có thể vừa tham gia học tập ở trường Nhật và vừa đi làm thêm theo đúng thời gian quy định của Chính phủ Nhật Bản (28 tiếng/tuần) để kiếm thêm thu nhập trang trải cho các chi phí khi du học. Tuy là sẽ vất vả và áp lực trong việc phân chia, quản lý thời gian và trong việc trau dồi trình độ tiếng Nhật thật tốt để làm việc. Thế nhưng, du học tại đất nước Nhật Bản phát triển bậc nhất thế giới theo hình thức này sẽ giúp bạn xây dựng khả năng tự lập, vốn sống và kinh nghiệm làm việc để trưởng thành và phát triển bản thân hơn trước.

PHẦN 2

HỆ THỐNG GIÁO DỤC TẠI NHẬT BẢN

Nhật Bản nằm trong top các quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Vì vậy, trình độ học vấn và tay nghề của người dân cũng được đánh giá là cao nhất trên thế giới. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để giúp cho nền kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 có thể phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng.

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản bao gồm các trường tư thục và công lập các cấp từ mẫu giáo đến đại học. Các trường công lập thu học phí rất phải chăng và là lựa chọn hàng đầu cho cấp giáo dục bắt buộc (tiểu học) đến cấp trung học cơ sở. Từ cấp trung học phổ thông, trường tư thục sẽ là một sự đầu tư có giá trị cho cuộc cạnh tranh khốc liệt của học sinh Nhật Bản để vào đại học. Bởi vì tại đây, cơ hội việc làm gắn liền với bằng đại học của bạn.

Sau đây Minori sẽ điểm qua hệ thống giáo dục quốc tế ở Nhật Bản và các trường có thể du học tại đất nước này:

Hệ thống giáo dục quốc tế ở Nhật Bản

Nhật Bản đang trải qua thời kỳ xã hội “siêu già hóa” với tỷ lệ dân số trẻ ngày càng giảm, do đó nước này có tham vọng đưa nền giáo dục trở nên quốc tế để thu hút nhân tài nước ngoài và bổ sung lực lượng lao động trong nước đang giảm sút.

Trong khi nhiều trường đại học bắt đầu cung cấp một số chương trình và khóa học bằng tiếng Anh, nhưng dù vậy thì tiếng Nhật vẫn rất cần thiết trong mọi khía cạnh từ hòa nhập xã hội, đồng hóa về văn hóa đến tương tác học thuật và nghề nghiệp.

Chính vì vậy, các trường dạy tiếng Nhật đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác chuẩn bị cho người nước ngoài về văn hóa và xã hội để họ có thể hoạt động trong xã hội Nhật Bản, theo đuổi việc học lên cao và tham gia vào thị trường việc làm.

Trường Nhật ngữ

Tiếng Nhật chính là cửa ngõ để có thể đến Nhật Bản, cho dù bạn muốn học tập, làm việc hay chỉ để tận dụng tối đa thời gian lưu trú của mình. Vì vậy, hầu hết du học sinh đều sẽ bắt đầu bằng việc học tiếng Nhật tại một trường đào tạo tiếng Nhật. Bạn có thể tham gia các khóa học tiếng Nhật ngắn hạn từ 2 – 12 tuần hoặc bạn cũng có thể đăng ký chương trình dài hạn tùy theo nguyện vọng cá nhân.

Vì vậy, nếu bạn muốn học tập ở Nhật Bản trong một thời gian dài thì bạn nên bắt đầu tốt hơn bằng cách trau dồi trình độ tiếng Nhật. Các trường tiếng tại Nhật Bản thường tổ chức đào tạo 4 học kỳ (10 tuần/1 học kỳ) mỗi năm.

Khi bạn thành thạo tiếng Nhật, bạn có thể tiếp tục học tại một trường đại học Nhật Bản hoặc “Senmon Gakko” – một trường cao đẳng nghề của Nhật Bản.

Trường đại học ở Nhật Bản

Các trường đại học Nhật Bản sẽ cung cấp “chương trình đại học 4 năm, chương trình sau đại học 2 năm và chương trình tiến sĩ 3 – 4 năm”. Năm học mới bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 3, với kỳ nghỉ hè từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 9, và kỳ nghỉ đông từ cuối tháng 12 đến đầu tháng Giêng. Các trường đại học tiêu biểu được đánh giá tốt là Đại học Tohoku, Đại học Kyoto và Đại học Tokyo, Đại học Sophia, Đại học Waseda, Đại học Meiji.

Hầu hết các chương trình đào tạo đều được giảng dạy bằng tiếng Nhật, bên cạnh đó hiện nay các trường đại học cũng cung cấp một số chương trình đào tạo bằng tiếng Anh. Nhưng ở bậc đại học thì thường chỉ cung cấp một số chương trình tập trung vào Nghiên cứu Quốc tế hoặc Khoa học Xã hội.

Trường cao đẳng nghề – “Senmon Gakko”

Một hình thức du học phổ biến ở Nhật Bản là trường dạy nghề, còn được gọi là Trường cao đẳng nghề cơ sở – “Senmon Gakko”, tập trung vào đào tạo thực hành các ngành nghề chuyên biệt. Sinh viên quốc tế thường theo học tại các trường này để học về các chuyên ngành như: thiết kế trò chơi, anime, manga, âm nhạc, khiêu vũ, đồ họa, v.v. Bên cạnh đó, tất nhiên các trường Senmon Gakko cũng dạy các môn như: công nghiệp, nông nghiệp, điều dưỡng, giáo dục và phúc lợi xã hội, kinh doanh và nội trợ,…

Hầu hết các chương trình của Senmon Gakko kéo dài 2 năm và sau khi hoành thành chương trình, bạn sẽ được cấp chứng chỉ cho phép chuyển tiếp học lên đại học. Các chương trình 3 năm cung cấp cho bạn Chứng chỉ Nâng cao giúp bạn đủ điều kiện học lên sau bậc đại học.

Người nước ngoài muốn ở lại và làm việc tại Nhật Bản sau khi học xong phải có bằng tốt nghiệp Senmon Gakko hoặc bằng đại học của một trường đại học (ở Nhật Bản hoặc nước ngoài).

PHẦN 3

ĐIỀU KIỆN DU HỌC NHẬT BẢN 2022 – 2023

a. Điều kiện du học Nhật Bản theo từng hệ đào tạo

01

Điều kiện du học Nhật Bản bậc Trung học Phổ thông (THPT)

  • Bắt buộc phải tốt nghiệp bậc Trung học Cơ sở (THCS) tại Việt Nam;
  • Số năm trống từ khi tốt nghiệp bậc THCS không quá 3 năm;
  • Học sinh đang học lớp 10, 11, 12 (học kỳ 1) bậc THPT tại Việt Nam có thể tham gia;
  • Không có tiền án tiền sự, không có trong danh sách cấm của Cục quản lý Xuất nhập cảnh Việt Nam;
  • Yêu cầu trình độ tiếng Nhật đầu vào phụ thuộc vào khóa học muốn đăng ký, cụ thể như sau:
Chương trình du học Điều kiện học vấn Điều kiện tiếng Nhật
Khóa học THPT 3,5 năm Học sinh vừa mới tốt nghiệp THCS,
hoặc đang học lớp 10, lớp 11
Tối thiểu N5
Khóa học THPT 3 năm
Khóa học THPT 2,5 năm Học sinh đã học xong lớp 10 hoặc đang học lớp 11
(Nhập học vào tháng 10 hàng năm,
và bắt đầu chương trình THPT của lớp 11 đến khi tốt nghiệp)
Khóa học THPT 2 năm Học sinh đã học xong lớp 10 và đang học lớp 11 Tối thiểu N4   
Khóa học THPT 1,5 năm Học sinh đã học xong lớp 11
và muốn học tiếp lớp 12 tại Nhật
Khóa học THPT 1 năm ọc sinh đã học xong lớp 11
và muốn học tiếp lớp 12 tại Nhật
Tối thiểu N3
Khóa dự bị đại học 1,5 năm và 1 năm Học sinh đã tốt nghiệp THPT, dưới 20 tuổi Tối thiểu N5

Du học sinh bậc THPT tuyệt đối không được phép đi làm thêm trong quá trình học theo quy định của Chính phủ Nhật Bản. Mọi chi phí cần thanh toán đều phải phụ thuộc vào bố mẹ hoặc người bảo lãnh.

Người bảo lãnh tài chính (ba, mẹ, anh chị ruột,…) cần phải có mối quan hệ thân thiết và có thu nhập ổn định trong 3 năm gần đây (khoảng 300 triệu/ năm).

  • Người bảo lãnh sẽ phải cam kết chi trả được toàn bộ chi phí du học Nhật Bản cho du học sinh trong suốt giai đoạn học tại trường.
  • Sổ tiết kiệm ngân hàng có thời hạn trên 3 tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ, số dư tối thiểu (khoảng 500 triệu) theo quy định của Cục quản lý Xuất nhập cảnh Việt Nam.

02

Điều kiện du học Nhật Bản trường Nhật ngữ

  • Bắt buộc đã tốt nghiệp bậc THPT tại Việt Nam;
  • Tuổi từ 18 – 30 tuổi;
  • Điểm trung bình cấp 3 trên 6.5, số buổi nghỉ học < 10 buổi (tùy theo yêu cầu của từng trường Nhật ngữ);
  • Hạnh kiểm: khá, tốt;
  • Số năm trống từ khi tốt nghiệp bậc THPT không quá 3 năm;
  • Không có tiền án tiền sự, không có trong danh sách cấm của Cục quản lý Xuất nhập cảnh Việt Nam;
  • Trình độ tiếng Nhật tối thiểu là N5.

Người bảo lãnh tài chính (ba, mẹ, anh chị ruột,…) cần phải có mối quan hệ thân thiết và có thu nhập ổn định trong 3 năm gần đây (khoảng 300 triệu/ năm).

  • Người bảo lãnh sẽ phải cam kết chi trả được toàn bộ chi phí du học Nhật Bản cho du học sinh trong suốt giai đoạn học tại trường.
  • Sổ tiết kiệm ngân hàng có thời hạn trên 3 tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ, số dư tối thiểu (khoảng 500 triệu) theo quy định của Cục quản lý Xuất nhập cảnh Việt Nam.

03

Điều kiện du học Nhật Bản bậc Cao đẳng, Đại học

Học bậc Cao đẳng, Đại học sau khi du học bậc THPT tại Nhật Bản (3 hình thức)

  • Trải qua kỳ thi quốc gia “senta shiken” (入試センター試験) và kỳ thi riêng của từng trường Cao đẳng, Đại học tại Nhật Bản.
  • Du học sinh thành thạo 3 ngoại ngữ trở lên (tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ) sẽ có cơ hội được tuyển thẳng vào các trường Cao đẳng, Đại học tại Nhật Bản.
  • Hình thức tiến cử “suisen” (学校推薦型選抜) do trường THPT tại Nhật Bản sẽ tiến cử các học sinh xuất sắc đạt tiêu chuẩn theo quy định cho các trường Cao đẳng, Đại học tại Nhật Bản.

Học bậc Cao đẳng, Đại học sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ tại Nhật Bản

  • Trải qua kỳ thi du học Nhật Bản (EJU – Examination for Japanese University Admission) để đánh giá năng lực tiếng Nhật cần thiết và trình độ kiến thức cơ bản.

Du học Nhật Bản bậc Cao đẳng, Đại học theo chương trình tiếng Anh

  • Bắt buộc đã tốt nghiệp bậc THPT tại Việt Nam;
  • Số năm trống từ khi tốt nghiệp bậc THPT không quá 3 năm;
  • Có 1 trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với trình độ tối thiểu như sau:

IELTS 5.5, TOEFL iBT 61, TOEIC L&R 700, PTE 50,… hoặc các kỳ thi năng lực tiếng Anh tùy trường. Yêu cầu về trình độ tiếng Anh tối thiểu cũng sẽ tùy vào yêu câu mỗi trường

  • Hoặc có các chứng chỉ quốc tế khác như SAT, EJU, ACT, GCE A Level,… (không bắt buộc)

Du học Nhật Bản bậc Thạc sĩ theo chương trình tiếng Anh

  • Tốt nghiệp bậc Đại học;
  • Có 1 trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với trình độ tối thiểu như sau:

IELTS 5.5, TOEFL iBT 61, TOEIC L&R 700, PTE 50,… hoặc các kỳ thi năng lực tiếng Anh tùy trường. Yêu cầu về trình độ tiếng Anh tối thiểu cũng sẽ tùy vào yêu câu mỗi trường

  • Hoặc có các chứng chỉ quốc tế khác như SAT, EJU, ACT, GCE A Level,… (không bắt buộc)

Thông thường khi nộp hồ sơ cho các trường đại học tại Nhật Bản, ban đầu sẽ chỉ yêu cầu về hồ sơ học vấn và nhân thân, khi nộp giấy xác nhận tư cách cư trú (COE – Certificate of Eligibility) được cấp bởi Cục quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản thì mới cần xác thực hồ sơ tài chính. Tuy nhiên, một số trường top đầu sẽ xét về khả năng tài chính ngay khi nộp hồ sơ cho trường.

Người bảo lãnh tài chính (ba, mẹ, anh chị ruột,…) cần phải có mối quan hệ thân thiết và có thu nhập ổn định trong 3 năm gần đây (khoảng 300 triệu/ năm).

  • Người bảo lãnh sẽ phải cam kết chi trả được toàn bộ chi phí du học Nhật Bản cho du học sinh trong suốt giai đoạn học tại trường.
  • Sổ tiết kiệm ngân hàng có thời hạn trên 3 tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ, số dư tối thiểu (khoảng 500 triệu) theo quy định của Cục quản lý Xuất nhập cảnh Việt Nam.

b. Điều kiện du học Nhật Bản theo từng trường hợp cụ thể

Độ tuổi du học Nhật Bản ra sao?

Yêu cầu của độ tuổi du học Nhật Bản là từ 18 – 30 tuổi (tùy chương trình du học, trường học, quá trình học tập tại Việt Nam). Chỉ cần bạn còn trong độ tuổi này thì chắc chắn sẽ có thể làm hồ sơ du học bình thường.

Tuy nhiên, trường hợp bạn đã qua 30 tuổi thì vẫn có thể du học Nhật Bản hệ đào tạo sau Đại học. Chỉ cần bạn có nguyện vọng và ý chí muốn phát triển bản thân hơn thì Minori sẽ cùng bạn đồng hành và giúp bạn chinh phục được ước mơ của mình.

Trình độ học vấn và bằng cấp như thế nào?

Điều kiện tối thiểu là đã tốt nghiệp bậc THPT, hệ đào tạo Giáo dục thường xuyên, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học hoặc đang là sinh viên của các trường tại Việt Nam.

Khoảng thời gian kể từ lúc tốt nghiệp đến lúc tham gia du học (thời gian trống) không được quá 4 năm (tốt nghiệp THPT) hoặc có thể kéo dài từ 4 – 6 năm (tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học).

Bên cạnh đó, tối thiểu phải có bằng cấp 3 hoặc các bằng cấp tương đương tùy theo các hình thức du học khác nhau.

Đặc biệt, trường hợp tốt nghiệp bậc THCS sẽ có thể du học Nhật Bản bậc THPT.

Du học Nhật bản cần phải có bằng N mấy?

Để du học Nhật Bản, bạn cần đạt được tối thiểu trình độ tiếng Nhật sơ cấp N5 để làm hồ sơ và phỏng vấn với các trường tại Nhật Bản. Tùy theo yêu cầu riêng của từng chương trình du học và các loại học bổng khác nhau thì sẽ cần đạt được chứng chỉ N3, thậm chí là N2.

Ngoài ra, nếu khả năng sử dụng tiếng Nhật càng tốt thì sẽ có cơ hội càng lớn trong công việc làm thêm, chứng chỉ tiếng Nhật trình độ càng cao thì khả năng thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học ở Nhật cũng sẽ cao hơn nhiều. Vì vậy, bạn nên kiên trì và cố gắng học tập để cải thiện khả năng sử dụng tiếng Nhật trong quá trình học tiếng Nhật ở Việt Nam nhé.

Điều kiện về hồ sơ gồm những gì?

Bạn sẽ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ cơ bản như:

  • Học bạ THPT;
  • Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;
  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh;
  • CMND/ CCCD của học viên và người bảo lãnh;
  • Giấy tờ của người bảo lãnh (bảng lương/ giấy phép kinh doanh/ sổ đỏ);
  • Hộ khẩu của học viên và người bảo lãnh;
  • Hộ chiếu;
  • Chứng chỉ tiếng Nhật (kỳ thi JLPT hoặc NAT-TEST) (nếu có);
  • Ảnh thẻ chụp chân dung.

Thông thường, các trường tại Nhật sẽ có kỳ nhập học vào các tháng 1, 4, 7, 10 hằng năm. Bạn sẽ cần bắt đầu nộp hồ sơ trước 5 tháng để tiến hành làm hồ sơ du học cho kịp ngày khai giảng.

Dưới đây là danh sách những diện hồ sơ khó và yêu cầu bắt buộc đặc biệt kèm theo để làm hồ sơ du học Nhật Bản. Không thể đáp ứng thì đồng nghĩa với việc sẽ không đủ điều kiện du học.

  • Đã từng rớt COE: Hồ sơ cũ khi đăng ký COE; Bảng thông tin lý do rớt COE của Cục quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản
  • Thực tập sinh Kỹ năng sau khi về nước: Hồ sơ cũ khi tham gia chương trình; Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình; Không vi phạm các quy định của cục xuất nhập cảnh; Về Việt Nam được 1 năm so với thời điểm nộp hồ sơ
  • Đã đi du học Nhật: Hồ sơ cũ khi đi du học; Không vi phạm các quy định của cục xuất nhập cảnh
  • Không có bằng tốt nghiệp THPT (không tính chương trình du học THPT): Chấp nhận bằng Trung cấp được cấp bởi trường Cao đẳng trở lên, có đào tạo các môn liên quan đến THPT (Toán, Văn,…)
  • Đã lập gia đình: Khai báo thông tin để sau này có thể bảo lãnh người thân khi đi làm chính thức nếu có nguyện vọng.

Điều kiện sức khỏe cần đảm bảo gì?

Sức khỏe là yếu tố mà bạn cũng sẽ cần chú trọng khi du học tại Nhật Bản. Phải đảm bảo có thể lực và sức khỏe bình thường, không bị mắc những căn bệnh bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, viêm gan B, HIV, H5N1,…

Không quá khắt khe như chương trình Thực tập sinh Kỹ năng, vẫn sẽ có thể đi du học nếu bị mù màu, HIV hay viêm gan B nhưng sẽ bị giới hạn và cơ hội xin việc rất thấp. Vì vậy, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh tật cho bản thân mình thật tốt nhé.

Từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát thì giấy khám sức khỏe trở thành điều kiện bắt buộc để làm hồ sơ du học tại Nhật Bản.

PHẦN 4

CHI PHÍ DU HỌC NHẬT BẢN 2022 – 2023

a. Chi phí du học Nhật Bản tự túc

01

Tổng quan về chi phí du học Nhật Bản

Đối với những bạn đi du học Nhật Bản theo dạng tự túc thì cần phải chuẩn bị đầy đủ về mặt tài chính. Về cơ bản thì sẽ cần chuẩn bị mức tài chính dao động khoảng 200 – 300 triệu đồng tùy vào điều kiện của mỗi trường, chương trình và khu vực bạn đi du học.

Chi phí thường bao gồm các mục như:

  • Phí dịch vụ làm hồ sơ;
  • Phí học tiếng Nhật (đối với người chưa đạt trình độ N5);
  • Phí ở ký túc xá tại Việt Nam trong quá trình học tiếng;
  • Phí nhập học, học phí 1 năm trường Nhật và chi phí KTX 6 tháng ở Nhật (nộp trực tiếp cho trường tại Nhật và hoàn thành trước khi qua Nhật);
  • Vé máy bay 1 chiều;
  • Chi phí sinh hoạt (Du học hệ THPT sẽ phải nộp cho trường, du học các hệ khác có thể làm thêm để trang trải chi phí này).

Hiện nay, nếu như hoàn cảnh gia đình không không quá khá giả thì bạn vẫn có thể lựa chọn du học theo chương trình vừa học vừa làm hoặc ứng tuyển các loại học bổng du học Nhật Bản như: học bổng toàn phần Chính phủ, học bổng Báo, học bổng toàn phần ngành điều dưỡng, học bổng các trường tiếng Nhật, học bổng hỗ trợ việc làm,… để giảm bớt gánh nặng chi phí.

02

Tổng quan về chi phí du học Nhật Bản

CAM KẾT MIỄN PHÍ 100%

Chi phí tư vấn hồ sơ du học
Chi phí dịch vụ xử lý hồ sơ
Chi phí đào tạo kỹ năng phỏng vấn xin Visa và COE
Hỗ trợ thông tin trong cuộc sống, học tập và công việc sau khi học viên nhập cảnh

LƯU Ý

  • Học viên chưa từng sang Nhật khi kí hợp đồng du học tự túc sẽ nộp “Phí đặt cọc 20,000,000 VND” (Khoản phí này sẽ được hoàn trả lại khi học viên có Visa và trước khi xuất cảnh sang Nhật).
  • Mức học phí, chi phí ký túc xá tại Nhật thì học viên sẽ nộp theo hoá đơn trường Nhật ngữ gửi về sau khi có COE.
  • Nếu du học Nhật Bản theo hình thức ứng tuyển các loại học bổng thì học phí và chi phí KTX có thể được miễn phí một phần/toàn phần hoặc sẽ được cho vay rồi trả sau (tùy vào giá trị mỗi loại học bổng).
BẢNG CHI PHÍ DU HỌC NHẬT BẢN TỰ TÚC TẠI MINORI EDUCATION
Hạng mục các loại chi phí du học Nhật Bản Thời điểm nộp Chi phí
CHI PHÍ TƯ VẤN DU HỌC NHẬT BẢN 0 VND
Tư vấn thủ tục du học 0
Tư vấn lộ trình du học 0
Tư vấn lựa chọn trường, liên hệ trường du học 0
CHI PHÍ ĐÀO TẠO TIẾNG NHẬT VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT 11,050,000 VND
Kiểm tra trình độ tiếng Nhật đầu vào 0
Đào tạo tiếng Nhật trình độ từ số 0 đến N4 (6 tháng) Ngay khi ký hợp đồng du học 10,300,000 VND
Tham dự Kỳ thi năng lực tiếng Nhật để lấy chứng chỉ (JLPT, NAT-TEST, J-TEST, TOP-J) Đóng cho đơn vị tổ chức thi 750,000 VND
Luyện tập kỹ năng phỏng vấn với trường bên Nhật 0
Hướng dẫn phỏng vấn xin visa 0
Luyện tập kỹ năng phỏng vấn với cục Xuất Nhập cảnh 0
Đào tạo kỹ năng phỏng vấn, xin việc làm tại Nhật Bản 0
CHI PHÍ DỊCH VỤ XỬ LÝ HỒ SƠ 2,680,000 VND
Xử lý hồ sơ Kiểm tra hồ sơ gốc, hướng dẫn bổ sung giấy tờ cần thiết, hoàn thiện hồ sơ Ngay khi ký hợp đồng du học 0
Chứng thực bằng cấp Xác thực bằng cấp qua các đơn vị trực thuộc bộ giáo dục (theo yêu cầu của các trường bên Nhật) Sau khi đậu phỏng vấn với trường (đóng cho đơn vị công chứng) 1,000,000 VND
Chuyển phát hồ sơ du học sang Nhật Chuyển phát nhanh hồ sơ sang trường đăng ký du học tại Nhật Bản Sau khi xử lý hồ sơ xin tư cách lưu trú COE (đóng cho đơn vị chuyển phát) 750,000 VND
Xin Visa Cung cấp hộ chiếu, ảnh thẻ của học viên để làm hồ sơ đăng ký visa tại Đại sứ quán Nhật Bản Làm hồ sơ xin Visa (đóng cho Đại sứ quán Nhật Bản) 930,000 VND
CHI PHÍ CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI SANG NHẬT 11,500,000 VND
Vé máy bay Sau khi có visa 500 USD (11,500,000 VND)
Học phí (1 năm) và chi phí KTX (6 tháng) – THAM KHẢO
Du học bậc Trung học Phổ thông (THPT) *Du học sinh bậc THPT không được đi làm thêm nên ban đầu sẽ đóng cho trường sinh hoạt phí Chi phí năm 1 (học phí, KTX, sinh hoạt phí trong 1 năm (nhập học kỳ T4) Sau khi có kết quả COE (trường sẽ gửi file scan tư cách lưu trú COE, giấy báo nhập học COA, thông báo nộp học phí) #1,650,000 JPY (290 triệu VND) *tùy trường và tỷ giá tại thời điểm nộp tiền
Chi phí năm 1 (học phí, KTX, sinh hoạt phí trong 6 tháng (nhập học kỳ T10) #950,000 JPY (170 triệu VND) *tùy trường và tỷ giá tại thời điểm nộp tiền
Chi phí năm 2 Đóng theo thông báo của trường
Chi phí năm 3
Du học trường Nhật ngữ Hướng dẫn cách thức nộp học phí qua tài khoản ngân hàng của trường Sau khi nộp đủ tiền, trường sẽ gửi bản gốc tư cách lưu trú COE về Việt Nam để xin visa Sau khi có kết quả COE (trường sẽ gửi file scan tư cách lưu trú COE, giấy báo nhập học COA, thông báo nộp học phí) #850,000 JPY (150 triệu VND) *tùy trường và tỷ giá tại thời điểm nộp tiền
Du học bậc Cao đẳng – Đại học #540,000 – 875,000 JPY (95 – 155 triệu VND) *tùy trường và tỷ giá tại thời điểm nộp tiền
TỔNG CHI PHÍ THPT #195 – 315 triệu VND
Nhật ngữ #175 triệu VND
CĐ – ĐH #120 – 180 triệu VND

b. Chi phí khác và thu nhập khi du học Nhật Bản

01

Thu nhập từ công việc làm thêm ngoài giờ

BẢNG THAM KHẢO THU NHẬP LÀM THÊM 1 THÁNG
Lương làm thêm (1 giờ) #1000 JPY
Số giờ làm thêm (1 tuần) 28 giờ
Số giờ làm thêm (1 tháng) 112 giờ
Lương làm thêm (1 tháng) #112,000 JPY (19,5 triệu VND) *tùy vùng và tỷ giá tại thời điểm tính lương

Mức lương làm thêm ở Nhật Bản sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tỉnh nơi bạn học tập mà sẽ dao động từ 700 – 1,200 yên/giờ (khoảng 120,000 – 210,000 VND). Dưới đây là những khu vực có mức lương cơ bản theo giờ cao:

  • Tokyo: 1,013 yên (khoảng 177,000 VND)
  • Kanagawa: 1,011 yên (khoảng 176,000 VND)
  • Osaka: 964 yên (khoảng 169,000 VND)
  • Saitama: 926 yên (khoảng 162,000 VND)
  • Chiba: 923 yên (khoảng 161,000 VND)
  • Kyoto: 909 yên (khoảng 159,000 VND)

Mới đây, Hội đồng Lương Tối thiểu Trung ương của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) vừa đạt được đồng thuận về đề xuất nâng lương tối thiểu thêm 31 yên/giờ. Vì vậy trong tương lai, thu nhập từ công việc làm thêm của du học sinh cũng ngày sẽ một tăng cao.

Tất nhiên, mức lương làm thêm sẽ tỉ lệ thuận với trình độ tiếng Nhật của bạn. Vậy nên ngay từ bây giờ hãy cố gắng học tập thật tốt để có nền tảng tiếng Nhật vững vàng trước khi qua Nhật Bản nhé!

02

Thu nhập từ công việc làm thêm ngoài giờ

BẢNG THAM KHẢO SINH HOẠT PHÍ 1 THÁNG
Chi phí Tokyo Hokkaido
Thuê nhà 35,000 JPY 26,500 JPY
Điện 5,000 JPY 2,000 JPY
Nước 2,500 JPY 2,300 JPY
Gas 2,000 JPY 2,000 JPY
Điện thoại 2,500 JPY 2,500 JPY
Internet 2,300 JPY 2,300 JPY
Đi lại 15,000 JPY 7,000 JPY
Ăn uống 35,000 JPY 30,000 JPY
Khác 5,000 JPY 5,000 JPY
TỔNG CỘNG 104,300 JPY (18,3 triệu VND) 79,600 JPY (14 triệu VND)

Lựa chọn sinh sống và học tập tại những khu vực có mức chi phí sinh hoạt rẻ thì sẽ tiết kiệm chi phí cho bạn rất nhiều. Thay vì tìm kiếm cơ hội ở thủ đô Tokyo với mức sống đắt đỏ thì các bạn vẫn có thể chọn những thành phố nhỏ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sống và môi trường giáo dục vô cùng tốt.

PHẦN 5

TOP 5 KHU VỰC LÝ TƯỞNG NHẤT VÀ
CÁC TRƯỜNG NHẬT NGỮ UY TÍN ĐỂ DU HỌC NHẬT BẢN

1. Khu vực Hokkaido

Hokkaido là hòn đảo lớn thứ hai của Nhật Bản và là thiên đường mùa đông. Nổi tiếng với mì ramen và những vùng đất đồi núi mênh mông. Hàng năm, ai ai cũng đều mong chờ Lễ hội tuyết Sapporo, nơi các tác phẩm chạm khắc trên băng độc đáo được trưng bày khắp các nẻo đường. Bạn cũng có thể đến thăm Đền Hokkaido (Hokkaido Shrine) vào mùa xuân hoặc học một môn thể thao hoàn toàn mới lạ – trượt băng.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn thích hợp với các hoạt động trên, thì du học ở khu vực Hokkaido sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Các trường Nhật ngữ dưới đây ở Hokkaido và Sapporo chắc chắn sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu học tập tiếng Nhật trong khi hòa mình vào văn hóa:

  • Học viện Nhật ngữ Sapporo (Japanese Language Institute of Sapporo)
  • Trường Nhật ngữ Hokkaido (Hokkaido Japanese Language School)

2. Khu vực Kanto

Đây chính là vùng có tiếng nhất của Nhật Bản vì hầu hết các điểm tham quan nổi trội đều tập trung ở đây. Vùng Kanto được chia thành 7 tỉnh như Ibaraki, Tochigi, Chiba, Gunma, Saitama, Kanagawa và Thủ đô Tokyo.

Khu vui chơi Disneyland, Tháp “Tokyo Skytree”, Giao lộ “Shibuya Crossing”,… chỉ là một vài trong số hàng trăm địa điểm tham quan nổi tiếng ở khu vực Kanto. Chính vì vậy, Tokyo cũng là một địa điểm có sức hút đặc biệt đối với các du học sinh. Bên cạnh những điểm đến hấp dẫn, các công việc bán thời gian cũng có ở khắp mọi nơi và mức lương theo giờ cao hơn so với các khu vực khác.

Xung quanh khu vực Kanto có nhiều trường Nhật ngữ cung cấp các loại khóa học khác nhau từ tổng quát đến chuyên sâu cao hơn, điển hình như:

  • Học viện ngoại ngữ Shinwa (Shinwa Foreign Language Academy)
  • Học viện ARC (ARC Academy)
  • Trường Văn hóa và Nhật Bản Genki (GenkiJACS)

3. Khu vực Kansai

Nhắc đến Kansai, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến Osaka và Kyoto. Hai nơi này được nhiều du khách ghé thăm nhất trong khu vực Kansai. Tham quan lâu đài Osaka vào mùa xuân và chùa Kinkakuji vào mùa thu là hoạt động theo mùa tiêu biểu. Nếu bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi, hãy đến Kobe để trải nghiệm thịt bò Kobe chính hiệu nhé! (Cảnh báo: Đắt xắt ra miếng). Sống ở khu vực Kansai mang đến cho bạn những điều tốt nhất của cả hai thế giới: cuộc sống “chốn đô thị phồn hoa” và cuộc sống “văn hóa truyền thống” của Nhật Bản.

Nếu bạn nghĩ rằng Kansai là dành cho bạn, thì bạn có thể chọn trong số danh sách các trường Nhật ngữ nổi bật bên dưới:

  • Học viện Nhật ngữ Osaka (Osaka Japanese Language Academy)
  • Trường Nhật ngữ ISI (ISI Japanese Language School)

4. Khu vực Chugoku

Hiroshima là thủ phủ của vùng Chugoku – được biết đến với bề dày lịch sử là nơi đầu tiên bị Mỹ ném bom nguyên tử. Sự cố kinh hoàng ấy xảy ra vào năm 1945 đã khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Nơi quả bom được thả xuống đã được xây dựng thành Đài tưởng niệm Hòa bình Hiroshima (UNESCO) để tưởng nhớ những người đã khuất. Ngoài Hiroshima, có rất nhiều địa điểm tham quan ở Chugoku như Okayama, nơi nổi tiếng với Koraku-en, một trong những khu vườn đẹp nhất Nhật Bản và cũng là “bối cảnh” của truyện ngụ ngôn Chú bé quả đào Momotaro nổi tiếng.

Nếu bạn yêu thích lịch sử, thì bạn có thể thích ở lại vùng Chugoku và khám phá về lịch sử của Nhật Bản. Bạn có thể đăng ký học tại trường Nhật ngữ sau:

  • Trường Nhật ngữ Hiroshima YMCA (Hiroshima YMCA School of Languages)

5. Khu vực Chubu

Chubu hay còn gọi là miền Trung Nhật Bản nằm ở Honshu, là hòn đảo lớn nhất tạo nên Nhật Bản. Nó có 9 tỉnh như Shizuoka, là nơi tọa lạc của núi Phú Sĩ Nhật Bản; Gifu, vị trí của Di sản Thế giới – Làng cổ Shirakawa; tỉnh Aichi, Fukui, Ishikawa, Nagano, Niigata, Toyama, và Yamanashi cùng với thủ phủ Nagoya, nơi sở hữu Sân bay Quốc tế Chubu.

Bởi vì nền văn hóa phong phú của vùng này mà đây chính là một trong những điểm đến thu hút du học sinh cũng như khách du lịch.

Nếu bạn cho rằng đây là nơi phù hợp cho việc học của mình, bạn có thể đăng ký vào trường Nhật ngữ sau:

  • Trường Nhật Ngữ Quốc Tế Nagoya (Nagoya International Foreign Language School)
  • Trường Nhật ngữ Nagoya SKY (Nagoya SKY Japanese Language School)

PHẦN 6

TOP NHỮNG HỌC BỔNG DU HỌC NHẬT BẢN GIÁ TRỊ

01

Học bổng Chính phủ MEXT (Monbukagakusho MEXT)

Là học bổng có giá trị nhất và tất nhiên yêu cầu đối với các ứng viên có nguyện vọng muốn xin học bổng này cũng rất cao. Học bổng toàn phần này được cấp thường niên bởi Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) dành cho sinh viên nước ngoài ưu tú có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện muốn du học tại Nhật Bản.

Các bạn ứng viên đủ điều kiện cần phải nộp hồ sơ cho Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thông qua sự tiến cử của trường đại học. Vì hiện tại, học bổng MEXT không còn được xét duyệt thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với những bạn muốn xin học bổng này thì nên tìm kiếm thông tin trên trang chủ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

https://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/ThongbaotuyensinhhocbongchinhphuNhatBannam2023.html

02

Học bổng JASSO (Japan Student Services Organization)

Là tổ chức độc lập trực thuộc Chính phủ Nhật Bản nên JASSO cung cấp các thông tin về du học Nhật Bản rất tin cậy và tổ chức các buổi hội thảo về du học rất giá trị cho những ai muốn tìm hiểu, cũng như tổ chức Kỳ thi du học Nhật Bản EJU. Nếu bạn đạt thành tích tốt trong kỳ thi này thì bạn sẽ được trao tặng một suất học bổng JASSO như là món quà động viên tinh thần.

Học bổng JASSO gồm 4 loại dành cho 4 kiểu đối tượng khác nhau:

  • Học bổng dành cho du học sinh tự túc tại Nhật
  • Học bổng dành cho sinh viên chưa sang Nhật được tiến cử bởi trường đại học
  • Học bổng dành cho sinh viên trao đổi ngắn hạn ( từ 8 ngày đến 1 năm)
  • Học bổng dành cho sinh viên chưa sang Nhật tham gia kỳ thi EJU
  • Học bổng hỗ trợ nghiên cứu ngắn hạn cho sinh viên đã về nước

Để đăng ký học bổng JASSO để sang Nhật du học, bạn sẽ cần vượt qua kỳ thi đánh giá khả năng ngôn ngữ và kiến thức cơ bản chuyên ngành EJU.

https://jasso.org.vn/hoc-bong-jasso/

03

Học bổng của các quỹ tư nhân

Học bổng toàn phần báo Asahi và Sankei:

Đều là những chương trình học bổng lâu đời từ 2 tòa soạn báo lớn tại Nhật Bản nhằm hỗ trợ tối đa về tiền học phí, chỗ ở, sinh hoạt phí hàng tháng…và có công việc phát báo ổn định dành cho các bạn du học sinh các nước và trong đó có Việt Nam.

Học bổng báo Asahi có trị giá 1,478,000 yên (khoảng 260 triệu đồng) và học bổng báo Sankei có trị giá lên đến 1,860,000 yên (khoảng 330 triệu đồng) cho tất cả các học sinh, sinh viên có đủ điều kiện.

Học bổng toàn phần điều dưỡng Aoyama Medical:

Do quỹ Aoyama Medical Group tài trợ, trao tặng hàng năm cho học sinh, sinh viên có mong muốn học tập và làm việc lâu dài tại Nhật Bản trong ngành điều dưỡng.

Được tài trợ 100% học phí và nhà ở trong toàn bộ thời gian học tại trường Nhật Ngữ (1,5 năm) và trường chuyên môn điều dưỡng (2 – 3 năm) tại Nhật. Ngoài ra du học sinh còn được đảm bảo việc làm thêm tại viện và cơ sở y tế của Tập đoàn Aoyama để trang trải sinh hoạt phí. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ được làm việc tại các cơ sở y tế của Tập đoàn Aoyama, hưởng lương, thưởng như người Nhật.

PHẦN 7

TỔNG QUAN QUY TRÌNH DU HỌC NHẬT BẢN

1. Tìm hiểu thông tin và lên kế hoạch du học rõ ràng

Đây chính là bước đi đầu tiên quan trọng nhất để có thể du học thuận lợi mà không bị lãng phí về thời gian, công sức và tiền bạc vô ích. Minori sẽ gợi ý cho bạn những câu hỏi để bạn có thể tự phác thảo được cho bản thân mình hướng đi rõ ràng.

  • Lý do và mục đích để bạn lựa chọn du học Nhật Bản là gì?
  • Bạn muốn học và theo đuổi ngành nghề nào?
  • Khu vực và trường du học Nhật Bản là ở đâu?
  • Thời gian học tập và chi phí cần đảm bảo để du học Nhật Bản tốn bao nhiêu?
  • Bạn có khả năng ứng tuyển học bổng du học Nhật Bản không?
  • Bạn lựa chọn kỳ du học Nhật Bản tháng mấy?
  • Tinh thần và ý chí của bạn đã sẵn sàng để du học Nhật Bản chưa?

Sau khi bạn tìm hiểu và nắm được kha khá lượng thông tin du học Nhật Bản thì hãy cùng Minori đi đến bước tiếp theo. Còn nếu bạn cảm thấy khó để trả lời những câu hỏi phía trên thì hãy liên hệ ngay cho Minori để được hướng dẫn và tư vấn thật kỳ càng bạn nhé!

2. Học tiếng Nhật

Bạn sẽ cần cung cấp 1 giấy chứng nhận học tiếng Nhật và chứng chỉ tiếng Nhật để làm hồ sơ du học Nhật Bản (tối thiểu là N5 – trình độ sơ cấp dành cho người mới bắt đầu học). Thông thường, nếu bạn theo học khóa “tiếng Nhật cấp tốc” (3 tiếng – 5 buổi – 1 tuần – 25 bài Minna no Nihongo I) thì trong khoảng 3 tháng sẽ hoàn toàn có thể thi đậu chứng chỉ N5; trong khoảng 6 tháng (50 bài Minna no Nihongo) thì bạn sẽ thi đậu chứng chỉ N4.

3. Xác định kỳ nhập học

Các trường tại Nhật Bản có 4 kỳ nhập học như sau:

  • Kỳ chính (Tháng 4 – Tháng 10)
  • Kỳ phụ (Tháng 1 – Tháng 7)
Kỳ nhập học Thời gian học tiếng Thời gian làm hồ sơ SL trường tuyển sinh SL ứng viên Mùa Vấn đề chính
Tháng 4 1 – 2 năm T9 – T11 Rất nhiều Rất nhiều Xuân SL ứng viên đông nhất
Tháng 10 18 tháng T4 – T6 Nhiều Nhiều Thu
Tháng 1 15 tháng T6 – T8 Rất ít Rất ít Đông Giá vé máy bay cao
Tháng 7 21 tháng T12 – T2 Ít Bình thường Hạ Nhiều sinh viên ngắn hạn

4. Chọn trường Nhật ngữ

Tất cả các trường Nhật ngữ tại Nhật Bản đều hướng đến một mục đích – đó là dạy tiếng Nhật cho sinh viên quốc tế và những người người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật trong khoảng thời gian ngắn nhất nhưng vẫn đạt được hiệu quả ở mức tối đa có thể. Thời lượng khóa học tiếng Nhật sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của từng học viên và kỳ nhập học.

Để lựa chọn trường Nhật ngữ uy tín và phù hợp cho bản thân trong số hàng trăm trường Nhật ngữ trên khắp nước Nhật thì Minori khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ càng thông tin về trường dựa trên các tiêu chí như sau:

  • Vị trí của trường Nhật ngữ và mục đích học Tiếng Nhật của bản thân
  • Điều kiện và quy trình xét tuyển hồ sơ của trường
  • Xác định thời lượng khóa học tiếng Nhật của bạn
  • Học phí và khả năng tài chính của gia đình
  • Chất lượng giảng dạy của trường Nhật ngữ và tỷ lệ du học sinh theo học

5. Lựa chọn hình thức làm hồ sơ du học

Hồ sơ du học Nhật Bản bao gồm rất nhiều giấy tờ và thủ tục để chuẩn bị. Hầu như các trường Nhật ngữ đều có nhân viên tư vấn hỗ trợ giải đáp và hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ.

Tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi người, nên có bạn sẽ lựa chọn hình thức tự chuẩn bị từ A – Z để tiết kiệm chi phí, nhưng cũng sẽ có bạn cần đến sự hỗ trợ của những trung tâm tư vấn du học uy tín để tiết kiệm thời gian và đảm bảo tỷ lệ đậu tư cách lưu trú COE.

Là trung tâm tư vấn du học Nhật Bản luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, Minori Education không ngừng cập nhật và nắm rõ nguồn thông tin mới nhất, hữu ích nhất để có thể hỗ trợ và đồng hành xuyên suốt cùng bạn trong quá trình chuẩn bị du học Nhật Bản.

6. Chuẩn bị hồ sơ du học

STT Loại giấy tờ cần nộp Số lượng Ghi chú
1 Ảnh 3×4 (10 tấm) Ảnh 4,5×4,5 (2 tấm) Ảnh 4×6 (2 tấm) 14 Nền trắng, áo trắng mới chụp trong vòng 3 tháng
2 Học bạ THPT (HS tốt nghiệp THPT) Bảng điểm (SV đang học hoặc đã tốt nghiệp TC, CĐ, ĐH) 3 Bản gốc + 2 bản photo công chứng CHÚ Ý – Nếu học liên thông thì phải nộp bảng điểm và bằng  của cấp học trước) – Nếu học trung cấp nghề thì phải nộp học bạ THPT và bằng tốt nghiệp THPT
3 Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (HS tốt nghiệp THPT) Giấy xác nhận SV (SV đang học) hoặc Bằng tốt nghiệp TC, CĐ, ĐH 3
4 Giấy khai sinh 2 Photo công chứng (có số hiệu, số quyển) hoặc trích lục khai sinh
5 CMND/CCCD của học viên 2 Photo công chứng (rõ mặt, thông tin, thời hạn cấp không quá 15 năm)
6 CMND/CCCD của người bảo lãnh 2
7 Hộ khẩu có thông tin của học viên 2 Photo công chứng CHÚ Ý Nếu người bảo lãnh không chung hộ khẩu với học viên thì phải nộp của cả người bảo lãnh
8 Giấy tờ của người bảo lãnh: – Đối với hộ kinh doanh riêng: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất – Đối với CNVC: giấy xác nhận bảng lương (bổ sung: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất của công ty, cơ quan đang làm việc) – Đối với hộ làm nông nghiệp: sổ đỏ nhà đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất 3 Photo công chứng CHÚ Ý: Giấy xác nhận bảng lương của công ty phải có thông tin đầy đủ: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế
9 Hộ chiếu 1 Bản gốc (có thể nộp bổ sung sau, nhưng phải sớm hơn ít nhất 2 tháng trước thời điểm dự định xuất cảnh)
10 Giấy xác nhận công việc học sinh (nếu đã từng đi làm) 3 Bản gốc Do công ty ký, đóng dấu ghi rõ làm từ tháng/năm nào đến tháng/năm nào (phải có thông tin: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế)
GIẤY TỜ KHÁC (NẾU CÓ)
11 Chứng chỉ tiếng Nhật (JLPT, NAT-TEST, TOP-J, J-TEST,…cấp độ N5 – N1) 2 Bản gốc (Bằng + Bảng điểm)
12 Thực tập sinh Kỹ năng về nước: – Chứng chỉ hoàn thành chương trình – Hợp đồng 1 Bản gốc + 1 bản photo công chứng

7. Trả lời phỏng vấn qua điện thoại từ Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh
và lưu trú Nhật Bản

Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản sẽ gọi điện để kiểm tra hồ sơ, năng lực tiếng Nhật (ngẫu nhiên, không hẹn lịch) trước khi bạn nhập học khoảng 3 tháng. Công tác này có vai trò quan trọng quyết định rằng bạn sẽ được cấp giấy tư cách lưu trú COE hay không. Vì vậy, từ bây giờ bạn hãy chuẩn bị thật kỹ càng để nhận điện thoại từ Cục một cách trôi chảy trong bất kể tình huống nào nhé!

Các hình thức gọi điện như sau:

  • Gọi điện cho du học sinh: Hỏi bằng tiếng Nhật và tiếng Việt;
  • Gọi điện cho người bảo lãnh: Hỏi bằng tiếng Việt;
  • Gọi điện cho Công ty của người bảo lãnh hoặc UBND địa phương: Hỏi bằng tiếng Việt

Thời gian:

  • Thứ 2 – Thứ 6 (trừ ngày nghỉ);
  • 8h – 18h theo giờ Nhật (6h – 16h theo giờ Việt Nam)

8. Nhận thư mời nhập học (COA), tư cách lưu trú (COE) và nộp học phí

Thông thường, bạn sẽ nhận được kết quả giấy tư cách lưu trú COE sau khoảng 2 tháng (kể từ ngày nộp hồ sơ lên Tổng Cục quản lý xuất nhập cảnh và cư trú Nhật Bản).

Nếu được cấp COE, trường sẽ gửi bản scan kết quả cùng với thư mời nhập học COA và thông báo nộp học phí INVOICE.

Sau khi hoàn thành chuyển học phí cho trường tại Nhật thì bạn sẽ được nhận bản gốc các giấy tờ trên và sau đó có thể làm hồ sơ xin visa.

9. Xin visa du học Nhật Bản

So với xin visa du học các nước Châu Âu như Anh, Mỹ, Úc, Canada,… thì xin visa Nhật Bản đơn giản hơn và không quá khó khăn.

Hồ sơ xin visa du học Nhật Bản bao gồm:

Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể sẽ được yêu cầu xuất trình thêm một số giấy tờ khác, sau đó nộp theo khu vực bạn sinh sống:

  • Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh (khu vực miền Nam từ các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên trở vào)
  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (khu vực các tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc)

10. Đặt vé máy bay đi Nhật và hoàn thành thủ tục nhập học

Sau khi đỗ visa du học Nhật Bản, bạn nên đặt vé máy bay để nhập cảnh đúng với lịch mà nhà trường đưa ra. Vì vậy, việc đặt vé máy bay ở các đại lý bán vé uy tín là vô cùng quan trọng để được hỗ trợ đổi vé trong trường hợp lịch trình bị thay đổi.

PHẦN 8

CÔNG VIỆC LÀM THÊM KHI DU HỌC NHẬT BẢN

1. Lưu ý về chế độ làm thêm khi du học tại Nhật Bản

Khoảng 70,4% du học sinh Nhật Bản kiếm được thu nhập bằng cách làm việc bán thời gian. Chính vì vậy, khi làm việc bán thời gian tại Nhật Bản, bạn cũng sẽ phải tuân thủ các điều kiện, quy định dưới đây. Nếu không thì sẽ có thể bị phạt và thậm chí bị trục xuất.

  • Xin phép giấy chứng nhận được phép làm thêm tại Cục quản lý xuất nhập cảnh và cư trú Nhật Bản;
  • Việc làm thêm không ảnh hưởng đến việc học của bạn;
  • Thu nhập kiếm được là để bổ sung chi phí học tập và các chi phí cần thiết của bạn chứ không phải để tiết kiệm hoặc chuyển tiền về Việt Nam;
  • Công việc bán thời gian mà bạn làm không được thuộc ngành giải trí dành cho người lớn (Lưu ý: Bị pháp luật nghiêm cấm);
  • Làm trong vòng 28 giờ/tuần (lên đến 8 giờ/ngày trong kỳ nghỉ dài);
  • Được phép làm việc bán thời gian chỉ khi bạn vẫn có tư cách lưu trú là sinh viên trong một cơ sở giáo dục.

Hàng năm, rất nhiều du học sinh buộc phải rời khỏi Nhật Bản vì họ không thể gia hạn thời gian lưu trú được phép vì tỷ lệ thời gian đi học không đạt yêu cầu. Lý do là dành phần lớn thời gian chỉ để đi làm thêm kiếm tiền và bỏ bê việc học. Vì vậy, sau khi sang Nhật thì bạn phải hết sức lưu ý đừng để tình trạng này xảy ra.

2. Các loại công việc bán thời gian mà du học sinh được tuyển dụng

STT Ngành nghề Tỷ lệ tuyển dụng
1 Dịch vụ ăn uống 40.2%
2 Bán hàng và marketing 33.0%
3 Dạy thêm/ Trợ giảng 6.3%
4 Biên – Phiên dịch 5.6%
5 Dạy ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Việt,…) 5.1%
6 Lễ tân khách sạn/ Phục vụ 4.8%
7 Văn thư tổng hợp 4.5%
8 Dọn dẹp 3.5%

3. Thông tin tuyển dụng của các công việc làm thêm tại Nhật Bản

Hiện tại có rất nhiều kênh thông tin để bạn có thể dễ dàng tìm được một công việc làm thêm

phù hợp với thời gian và nơi bạn sinh sống tại Nhật Bản.

  • Website, bài báo tuyển dụng:

https://townwork.net ; http://gaikokujins.com/ ; https://baito.mynavi.jp/ ; http://www.parttime-jp.info/ ; https://www.baitoru.com/lp/foreigner/

  • Poster, biển tuyển dụng trước cửa hàng tại Nhật
  • Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản

PHẦN 9

HỎI ĐÁP VỀ DU HỌC NHẬT BẢN

Em muốn đi du học Nhật Bản,
phải nộp hồ sơ ở đâu thì tốt?

Nếu bạn không thể tự làm hồ sơ thì lời khuyên của Minori cho bạn là tìm hiểu và đăng ký với các Trung tâm du học Nhật Bản uy tín tại Việt Nam với các tiêu chí như: địa chỉ rõ ràng (cả Việt Nam và Nhật Bản), tỷ lệ du học sinh đăng ký tại trung tâm cao, là đối tác lâu bền với các tổ chức cấp học bổng, chi phí rõ ràng và minh bạch, hỗ trợ toàn diện cho du học sinh trước và sau khi sang Nhật.

Em nên mang theo bao nhiêu tiền?

Nó phụ thuộc hoàn toàn vào thói quen chi tiêu của bạn. Nhật Bản được biết đến là thiên đường mua sắm “bào mòn ví” do có rất nhiều mặt hàng có sẵn phong phú. Thông thường, bạn nên mang theo tối thiểu 100,000 yên (khoảng 17 triệu đồng) để bắt đầu cuộc sống của mình. Bạn luôn có thể rút tiền từ tài khoản ngân hàng bằng các cây ATM tại 7-Eleven.

Vậy em nên mang theo những gì nữa?

Bất cứ thứ gì bạn thấy cần thiết cho cuộc sống của bạn (Minori khuyên bạn nên mang theo mì gói hoặc gia vị nấu ăn vì thời gian đầu bạn sẽ chưa quen được vị đồ ăn Nhật). Đối với quần áo, nhiệt độ ở Nhật Bản thay đổi tùy theo mùa và khu vực. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ trung bình của thành phố bạn sẽ cư trú để chuẩn bị quần áo phù hợp.

Em cần làm gì trước khi rời sân bay sau khi sang Nhật?

Nhận thẻ cư trú của bạn trước khi bạn ra khỏi sân bay – để làm như vậy, bạn sẽ cần xuất trình visa. Sau đó, một viên chức của văn phòng xuất nhập cảnh tại sân bay sẽ lấy Giấy chứng nhận Tư cách lưu trú COE và đưa cho bạn thẻ cư trú.

Làm cách nào để đi từ sân bay đến nơi ở của em?

Hầu hết các sân bay đều có tàu điện và xe buýt limousine của sân bay, nó sẽ đưa bạn đến nhà ga gần nơi bạn ở. Bạn không cần quá lo lắng vì trường học mới của bạn cũng sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin chi tiết bạn cần về nơi đến.

Em sẽ nhận được ưu đãi gì khi là sinh viên không?

Có nhé, tất cả những gì bạn cần làm là xuất trình thẻ sinh viên của mình và bạn sẽ có cơ hội nhận được các ưu đãi và giảm giá không giới hạn dành cho sinh viên. Ngoài tất cả những thông tin chúng tôi đề cập ở trên, bạn còn có thể được giảm giá vé tàu, karaoke, tham quan bảo tàng, nhà hàng,… luôn mang theo nó với bạn mọi lúc mọi nơi là được.

Sang Nhật khoảng bao lâu thì em đi làm thêm được?

Thông thường thì bạn chỉ cần ở Nhật khoảng 1 tháng là có thể đi làm thêm rồi, ngay sau khi nhận được giấy phép. Bên cạnh đó cũng tùy thuộc nhiều vào khả năng tiếng Nhật tại thời điểm bạn sang Nhật.

Làm cách nào để đăng ký cư trú?

Khi bạn đã tìm hiểu được cách viết địa chỉ nơi mình sống bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh (trong vòng 14 ngày kể từ ngày định cư), bạn có thể đăng ký cư trú bằng thẻ cư trú của mình tại văn phòng hành chính phường hoặc thành phố địa phương gần nhất.

Em không muốn ở KTX thì thuê nhà ở tốn bao nhiêu?

  • Ký túc xá sinh viên: khoảng 28,000 yên/tháng (khoảng 4,8 triệu động)
  • Căn hộ: giá cho thuê thay đổi tùy thuộc vào lịch trình và khoảng cách đến ga xe lửa gần nhất, tuổi của tòa nhà, v.v. Ở những vùng ngoại ô, bạn có thể tìm thấy một căn hộ với giá khoảng 30 – 40,000 yên/tháng (khoảng 5,2 – 6,9 triệu đồng), nhưng trong phạm vi Tokyo thì 60,000 yên/tháng (10 triệu đồng) sẽ là mức giá thông thường.

Còn bảo hiểm thì sao?

Minori có tin vui cho bạn, bạn có thể đăng ký bảo hiểm tại quầy Bảo hiểm Y tế Quốc gia tại văn phòng hành chính phường hoặc thành phố địa phương của bạn. Là sinh viên, bạn có thể mua bảo hiểm với giá vô cùng ưu đãi. Bảo hiểm quốc gia chi trả 70% chi phí y tế của bạn, còn bạn chỉ cần trả 30% còn lại.

Em cần phải làm gì với tất cả số tiền có trong tay?

Tất nhiên là ngân hàng bạn nhé! Rất nên lập tài khoản ngân hàng Nhật Bản vì nó tiện lợi hơn. Đảm bảo bạn phải mang theo thẻ cư trú, hộ chiếu và thẻ sinh viên (hoặc Giấy chứng nhận của trường) khi bạn mở tài khoản ngân hàng.

3 ngân hàng phổ biến ở Nhật Bản là Sumitomo Mitsui, Mizuho và MUFG. Bạn nên lưu ý rằng một số ngân hàng sẽ không cho du học sinh mở tài khoản trừ khi họ có thể trả lời một số câu hỏi bằng tiếng Nhật, và một số ngân hàng cũng có quy định về việc không mở tài khoản cho du học sinh trừ khi họ đã ở trong nước ít nhất 6 tháng.

Dịch vụ điện thoại thì sao?

Có rất nhiều gói cước điện thoại có sẵn từ các nhà mạng khác nhau. Nếu bạn chỉ ở đây ngắn hạn, thẻ SIM trả trước sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn – hãy mua thẻ này tại Bic Camera hoặc Yodobashi Camera. Đối với sinh viên dài hạn, hãy cân nhắc tham gia gói đăng ký trong một hoặc hai năm. Hãy nhớ rằng bạn cần có thẻ cư trú và tài khoản ngân hàng Nhật Bản. 3 công ty điện thoại lớn ở Nhật Bản là Docomo, Au và SoftBank.

Em có thể đến trường bằng phương tiện nào?

Nhật Bản có một hệ thống giao thông công cộng rất tuyệt vời. Cách tốt nhất để đi lại mà không gặp rắc rối là có thẻ giao thông như Pasmo hoặc Suica có thể được sử dụng ở hầu hết các thành phố lớn. Thẻ này yêu cầu một khoản tiền duy trì 500 yên (khoảng 85,000 đồng) và nạp thêm 500 yên khác là có thể được sử dụng ngay lập tức để bắt đầu. Bạn cũng được giảm giá một chút bằng cách sử dụng thẻ thay vì vé thông thường.

Nếu bạn sống gần trường, bạn có thể đi bộ hoặc bằng xe đạp. Có rất nhiều loại xe đạp khác nhau để bạn lựa chọn, nhưng đừng quên đăng ký chính chủ cho xe đạp của bạn.

Em có thể xin gia hạn học bổng hoặc xin học bổng mới khi học ở Nhật Bản không?

Nếu bạn muốn gia hạn học bổng khi du học Nhật Bản, hãy tham khảo ý kiến của nhà trường hoặc đơn vị tổ chức học bổng.

Bạn cũng có thể nộp đơn xin học bổng mới. Thời hạn nộp đơn và thời gian đủ điều kiện của học bổng thay đổi tùy theo từng tổ chức học bổng. Vì vậy bạn sẽ cần tham khảo ý kiến trường học càng sớm càng tốt.

Em có thể đi thực tập khi học tập tại Nhật Bản không?

Gần đây, ngày càng có nhiều sinh viên quốc tế được trải nghiệm các hoạt động thực tập tại các công ty,… trước khi tốt nghiệp. Thực tập là một cơ hội mà du học sinh với tư cách là sinh viên thực tập sẽ được đào tạo tại chỗ làm việc tại các công ty, v.v. trong một khoảng thời gian cố định, có thời hạn.

PAGE TOP